Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Bốn chiến lược marketing trong thời khủng hoảng

Hầu hết các công ty lớn đều thuê lại các công ty quảng cáo chuyên nghiệp để thay họ lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch marketing. Thuê ngoài là lựa chọn không tồi nhưng nếu buộc phải siết chặt chi tiêu, doanh nghiệp cần đánh giá lại hiệu quả, chí phí và cố gắng tự thực hiện những hạng mục trong khả năng của mình.


Mặc cho kinh tế thế giới đang gặp phải nhiều khó khăn, ngân sách dành cho tiếp thị-quảng cáo bị cắt giảm nhưng hoạt động này vẫn phát triển tương đối khả quan hơn so với các lĩnh vực khác. Tập trung cho tiếp thị là chiến lược sống còn giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, tiêu thụ được sản phẩm và dịch vụ.
Tuy nhiên, khác với hoạt động tiếp thị “thời bình”, tiếp thị ”thời chiến” cần tiết kiệm, tập trung và thực tế hơn. Sau đây là 4 biện pháp nhằm tăng tính chiến lược cho hoạt động tiếp thị trong thời điểm khó khăn.
Cân đối giữa quảng cáo và các hoạt động marketing khác
Tập trung cho tiếp thị là chiến lược sống còn giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, tiêu thụ được sản phẩm và dịch vụ.
Ngày nay, chỉ quảng cáo thì chưa đủ cải thiện doanh số bán hàng. Marketing cần đóng vai trò tích cực đến việc nâng cao doanh thu bằng cách mở rộng, tối ưu hóa mạng lưới phân phối, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi. Ngân sách của hoạt động tiếp thị nên tập trung vào việc cải thiện năng lực và kỹ năng cho đội ngũ bán hàng. Giao tiếp trực diện là cơ hội tuyệt vời để thuyết phục khách hàng và nhân viên bán hàng chính là người nắm giữ cơ hội đó. Một chiến dịch marketing sáng tạo đến đâu đi nữa mà nhân viên thừa hànhkhông nắm được ý tưởng, không truyền được thông điệp đến khách hàng sẽ khó thành công.
Tập trung cho mục tiêu ngắn hạn
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, vai trò của chiến lược đúng trong chiến dịch marketing càng phải được cân nhắc, tính toán. Trọng tâm là chiến thuật tiếp thị ngắn hạn, đẩy mạnh doanh số để hoàn vốn. Các nhà tiếp thị cần lấy doanh số bán hàng làm mục tiêu hàng đầu, tăng cường mối quan hệ của công ty với khách hàng hiện tại, đánh giá lại phân khúc khách hàng và chiến lược tiếp thị mục tiêu, bám sát các xu hướng thay đổi trên thị trường.
Giữ vững bản sắc thương hiệu
Trong hoàn cảnh khó khăn vây bủa, điều quan trọng nhất là vẫn giữ được chất lượng, sản phẩm, không xa rời phương châm hoạt động và mục tiêu. Đây là thời điểm người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cả và chất lượng sản phẩm. Ngay cả trong các hoạt động đối nội, các chính sách nhân sự cũng phải duy trì các giá trị, tiêu chí mà công ty đã đặt ra. Đây cũng là dịp để doanh nghiệp tính toán lại, loại bỏ bớt những mục tiêu ngoài tầm với, củng cố và tập trung phát triển những giá trị cốt lõi.
Thu hẹp hoạt động thuê ngoài
Hầu hết các công ty lớn đều thuê lại các công ty quảng cáo chuyên nghiệp để thay họ lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch marketing. Thuê ngoài là lựa chọn không tồi nhưng nếu buộc phải siết chặt chi tiêu, doanh nghiệp cần đánh giá lại hiệu quả, chí phí và cố gắng tự thực hiện những hạng mục trong khả năng của mình.
Không nên thuê ngoài những hoạt động sau: Quản lý chiến dịch marketing, lập kế hoạch tài chính cho chiến dịch, thông tin liên lạc nội bộ. Ngược lại, quảng cáo, quan hệ truyền thông, viết thông cáo, viết các nội dung quảng cáo, thiết kế mỹ thuận, thực hiện sự kiện, xây dựng website. Bên cạnh đó, những hoạt động như: Đề ra chiến lược, thương hiệu, tiếp thị online, diễn đàn khách hàng, nghiên cứu thị trường là những hoạt động có thể kết hợp giữa các công ty thuê ngoài và bộ phận marketing nội bộ.

Khi tiền ít có làm thương hiệu được không?

Quay trở lại với 2 ví dụ đầu tiên: dù có nỗ lực đến đâu chắc rất khó để vực dậy được thương hiệu đã bị chính họ chà đạp. Họ có “Trí”, không ai phủ nhận, song cái “Trí” đã chưa hoàn thiện để có thể đấu với cuộc chiến xây dựng thương hiệu dai dẳng này.


Một thương hiệu nếu không có cái chất bên trong tốt thì không thể gọi là đã làm thương hiệu tốt mà chỉ làm “quảng cáo” tốt trong giai đoạn ngắn hạn mà thôi, cái chất của thương hiệu sẽ là cái cốt lõi giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong dài hạn.
Thật vậy, mở đầu bài viết bằng câu nói “Ít tiền - Xây dựng thương hiệu có thắng không?” đã phần nào được trả lời rất ngắn gọn, súc tích: các doanh nghiệp nên bắt đầu từ cái chất thương hiệu để đi lên bằng số tiền ít ỏi của mình sẽ tất thắng - đấu “Trí” chứ không đấu “Tiền”.
Cái “Trí” trong khác biệt cái chất sản phẩm:
Xây dựng thương hiệu, từ lâu, đã không phải là sân chơi độc quyền, dành riêng cho những tên tuổi lớn.
Xây dựng thương hiệu, từ lâu, đã không phải là sân chơi độc quyền, dành riêng cho những tên tuổi lớn. Tuy nhiên, trong khi các “đại gia” với lợi thế vượt trội về kinh phí cho các chiến lược quảng cáo lớn, thì những doanh nghiệp nhỏ hơn, khả năng tài chính kém hơn, phải loay hoay tìm kiếm cho mình một hướng đi thích hợp.
Nhắc đến tên tuổi các doanh nghiệp nhỏ đang dần đứng vững trên thị trường Việt Nam như Đức Phát, Kềm Nghĩa, võng xếp Duy Lợi… mọi người đều biết rằng những thương hiệu này đều đi lên từ các xưởng sản xuất nhỏ, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm là rất thấp, vậy tại sao họ lại có thể thắng được trong cuộc chiến thương hiệu khốc liệt này. Đã có lần chia sẻ trong diễn đàn “Doanh nhân & Thương Hiệu – BBF”, ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Kềm Nghĩa bộc bạch: “Chúng tôi chỉ có một loại kềm duy nhất, chúng tôi không đa dạng hóa sản phẩm, nhưng chúng tôi sản xuất sản phẩm bằng tâm huyết nhiều nhất của người thợ và đó là điểm mạnh mà không ai có thể có được”. Trường hợp của võng xếp Duy Lợi cũng tương tự như vậy. Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chiến thuật “bế quan” với đa dạng hóa sản phẩm như hai doanh nghiệp trên, điều đáng nói ở đây là doanh nghiệp cần xác định cho mình sự khác biệt duy nhất để phân biệt mình với người khác
Vina Acecook lại là đơn vị chọn chiến lược đối lập với các doanh nghiệp vừa kể trên - đa dạng hóa sản phẩm, song mỗi sản phẩm mà đơn vị này nghiên cứu đều có tính khác biệt khá lớn, thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống với hiện đại. Một thành viên trong Ban giám đốc của Vina Acecook cho biết: “Chiến lược công ty trong tương lai là mong muốn tái tạo lại những món ăn truyền thống của dân gian. Văn hóa ẩm thực Việt Nam phong phú lắm, bộ phận R&D của công ty sẽ phân công mọi người đi khắp mọi miền trên đất nước để tìm tòi, khai thác và thu thập những món ăn được lưu truyền trong dân gian. Đó là dòng sản phẩm tương lai theo định hướng của công ty. Ông còn nói thêm: “Mỗi món ăn đều mang trong nó một hoài niệm tuổi thơ, một kỷ niệm sâu sắc của nhiều người chứ không chỉ đơn thuần là một món ăn lạ miệng hay giải quyết nhu cầu ăn”. Vina Acecook đã làm được điều đó, áp dụng công nghệ hiện đại cho một món ăn mà vẫn giữ được cảm nhận tinh túy của món ăn với thành công cho hàng loạt các sản phẩm mì ăn liền và gần đây nhất là miến Phú Hương. Không thể phủ nhận những nỗ lực tuyên truyền quảng cáo rầm rộ trong thời gian gần đây, nhưng phải công nhận chính yếu đố độc đáo của sản phẩm đã quyết định sự đón nhận nồng nhiệt từ người tiêu dùng.
Cái “Trí” trong cách liệu cơm, gắp mắm:
Mỗi thương hiệu đều có tham vọng và mục tiêu riêng, tùy theo năng lực và độ phát triển của thương hiệu, chứ không nhất thiết phải là “hàng đầu”,”số 1”… Ví dụ Trung Nguyên, lựa chọn cách đi tiên phong để mở đường cho thương hiệu Việt, song cũng đã gặp nhiều va vấp: va vấp trong việc xây dựng hệ thống quán cà phê dưới dạng nhượng quyền không kiểm soát, nếu có nhiều kinh nghiệm hơn và đi chậm hơn thì chắc giờ đây G7 đã có thể đầu tư cho một cuộc đối đầu mới, đối đầu trực diện với Nestlé, tiên phong tuyên chiến với thương hiệu mạnh. Trung Nguyên khơi gợi tinh thần Việt, cà phê Trung Nguyên là cà phê dành riêng cho người Việt và chỉ có ở đất Việt. Tổng Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ không bao giờ ngừng nghỉ khi thể hiện nhiệt huyết đó. Đó cũng là một cách để có cái gì đó nhớ về Trung Nguyên.
Tuy nhiên, đừng nhầm tưởng làm thương hiệu là gắn liền với các chương trình quảng cáo lớn, là các hình thức khuyến mãi, quảng cáo trên những phương tiện truyền thông (TVC, media…), các khoản mục đòi hỏi con số kinh phí không nhỏ. Vấn đề đặt ra là quảng cáo, trong một số trường hợp, không hẳn là phương thức tối ưu trong chiến lược thương hiệu của một doanh nghiệp. Cách đây không lâu trên tạp chí Marketing của Singapore có đăng câu chuyện thực tế (casestudy) của một câu lạc bộ chuyên tổ chức dịch vụ du lịch trượt tuyết đã thành công tuyệt vời trong một chiến dịch marketing - direct e-marketing. Họ chỉ sử dụng một hình thức marketing duy nhất: gửi e-mail trực tiếp đến 7.000 khách hàng mục tiêu để giới thiệu về sản phẩm của mình và có đến 70% khách hàng đã sử dụng dịch vụ của họ. Khi phỏng vấn giám đốc thương hiệu của công ty, bà cho biết: “Chỉ đơn thuần là TVC và printed ad quá mắc, nên chúng tôi phải liệu cơm gắp mắm. Tôi quyết định sử dụng phương thức direct e-mail này với hy vọng sẽ đến đúng tay khách hàng. Và tất nhiên, để hoàn thiện cho phần chi phí thấp, chúng tôi thiết kế e-mail thật đẹp, hấp dẫn và truyền cảm. Kết quả trong mùa noel này chúng tôi đã đón tiếp lượng khách nhiều hơn dự kiến, họ cho biết đã thực sự bị thu hút với những e-mail quảng cáo đó. Chúng tôi đã lấy được cảm tình của họ khi đánh đúng tâm lý: mang đến cho họ một kỳ nghỉ nhẹ nhàng, thoải mái mà không phô trương, ồn ào”.

Thật ra ngoài quảng cáo, vẫn còn rất nhiều yếu tố hiệu quả, có thể được sử dụng như những công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược thương hiệu. Đó chính là mối tương tác với khách hàng, những dịch vụ hậu mãi, tiếp thị truyền miệng, mối quan hệ cộng đồng… Và cũng có một điều chắc chắn rằng, khi các thương hiệu lớn mải mê cạnh tranh để giành quyền chiếm lĩnh thị phần lớn, sẽ để lại các khoảng trống trong chiều dài kênh phân phối. Nếu để cái “Trí” phát huy kịp thời và hợp lý, lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp với mục tiêu và khả năng, các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể đạt được thành công.
Cái “Trí” trong điều quân khiển tướng:
Điều cuối cùng không thể phủ nhận: để ít tiền xây dựng được thương hiệu mạnh luôn cần có những con người có “máu” và “tâm” với nghề.
Quay trở lại với 2 ví dụ đầu tiên: dù có nỗ lực đến đâu chắc rất khó để vực dậy được thương hiệu đã bị chính họ chà đạp. Họ có “Trí”, không ai phủ nhận, song cái “Trí” đã chưa hoàn thiện để có thể đấu với cuộc chiến xây dựng thương hiệu dai dẳng này.
“Quảng cáo dù hay và nghệ thuật đến đâu, cũng không thể gọi là hiệu quả nếu quảng cáo đó không bán được hàng” - Mather Olgivy

Làm thế nào tìm được nhân viên bán hàng giỏi?

Sai lầm lớn nhất mà các chủ doanh nghiệp thường mắc phải khi phỏng vấn tuyển dụng là nói quá nhiều về công ty, mà đó là chủ đề mà bạn đã biết rất rõ. Điều bạn muốn làm là hỏi thật nhiều để các ứng viên nói, nhờ đó bạn có thể biết được liệu mình có muốn làm việc với người này không, kinh nghiệm của họ có tốt không, họ có đáng tin cậy không, và liệu họ có thể thể hiện tốt không.


Nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp nhỏ thất bại trong 5 năm đầu hoạt động không phải do sản phẩm hay dịch vụ của họ, mà do họ không bán được hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển, đã đến lúc bạn tìm một ai đó đội giùm bạn vài chiếc mũ trong số những chiếc bạn phài tự chụp lên đầu khi bắt đầu kinh doanh.
Một chủ doanh nghiệp nhỏ hay một nhà khởi nghiệp, bạn không thể mạo hiểm danh tiếng của mình với một nhân viên bán hàng kém cỏi được.
Bạn đã quyết định phải tìm ai đó giải quyết công việc bán hàng. Nhưng làm thế nào bạn tìm được một nhân viên bán hàng giỏi và bạn biết tìm họ ở đâu? Xét cho cùng, là một chủ doanh nghiệp nhỏ hay một nhà khởi nghiệp, bạn không thể mạo hiểm danh tiếng của mình với một nhân viên bán hàng kém cỏi được.
Tôi đặc biệt khuyến khích nên bắt đầu từ nơi bạn mua hàng. Hãy bắt đầu để tâm đến những người bán hàng giỏi mà bạn bắt gặp khi đi mua hàng. Họ đang làm gì mà bạn lại cảm thấy thoải mái khi được làm việc cùng họ? Học cách nhận biết nhân viên bán hàng giỏi là bước quan trọng trước nhất.
Khi bạn tìm được một ai đó đặc biệt giỏi, hãy khen ngợi họ. Bạn có thể nói “Anh biết không, anh có cách giao tiếp rất tài với mọi người”.
Rồi sau đó, hãy cố tạo ra một cuộc đối thoại về việc họ có cảm thấy hài lòng với nơi làm việc hiện tại hay không. “Tôi hơi tò mò một chút – anh có đạt được các mục tiêu của mình ở công ty này không?” Nếu họ trả lời có, một lần nữa, hãy tán dương và chúc mừng, sau đó cảm ơn họ vì đã giúp bạn mua hàng.
Nếu họ có vẻ ngập ngừng, hãy đưa danh thiếp của bạn ra. “Công ty của chúng tôi đang trong giai đoạn phát triển, và chúng tôi đang tìm kiếm một nhân viên bán hàng giỏi. Nếu anh cảm thấy hứng thú , thì đây là danh thiếp của tôi. Có lẽ đây không phải là thời điểm thích hợp để chúng ta nói chuyện, vì anh đang trong giờ làm việc. Hãy liên lạc với tôi bất cứ lúc nào anh thấy tiện.” Sau đó, bạn hãy nở một nụ cười rồi bước đi.
Cuộc đối thoại trong cửa hàng đó không nên kéo dài, mà chỉ cần đủ lâu để hoàn tất những trao đổi cần thiết. Nếu không, bạn đang tỏ ra thiếu tôn trọng và phi đạo đức với chủ cửa hàng đó, và một nhân viên bán hàng giỏi sẽ không muốn làm việc với người như vậy.
Các cách khác để tìm một nhân viên bán hàng giỏi là:
Truyền miệng
Các cách thức phổ biến hơn trong việc tìm nhân viên bán hàng giỏi là giới thiệu truyền miệng. Hãy nói cho mọi người bạn quen rằng bạn đang tìm kiếm một nhân viên bán hàng giỏi:
Nói với khách hàng. Nếu họ là những người mê sản phẩm của bạn, rất có thể một ai đó trong số họ lại hứng thú với việc tham gia vào ban quản trị công ty.
Nói cho nhà cung cấp của bạn. Họ cũng đang bán hàng và họ biết nhiều nơi như vậy. Có thể họ biết một người bán hàng giỏi đang chán ngán với dòng sản phẩm mình bán và muốn thay đổi. Đây là cách đặc biệt khôn ngoan vì nhà cung cấp của bạn chắc chắn sẽ không giới thiệu cho bạn một người không ra gì. Nếu làm thế, danh tiếng của họ với bạn có thể bị hủy hoại và họ sẽ đánh mất khách hàng là bạn.
Nói với chủ ngân hàng của bạn. Việc kinh doanh của bạn thành công, thì của họ cũng vậy.
Quảng cáo
Nếu bạn sử dụng quảng cáo trên báo chí, hãy mô tả thật rõ ràng về người mà bạn muốn tìm. Nhớ dùng những từ như “có khả năng tự chủ công việc” hay “năng động nhiệt tình”. Hãy cho họ biết sản phẩm của bạn là gì. Sẽ là tốn thời gian cho cả bạn lẫn họ nếu bạn nói chung chung. Nếu doanh nghiệp của bạn là một cửa hàng quần áo mà bạn lại không nói rõ điều đó trong quảng cáo, thì sẽ có cả những người trong ngành ô tô đến xin việc. Bạn cũng phải cho họ biết họ có thể liên hệ với bạn vào lúc nào trong ngày. Chắc bạn không muốn bị gọi đúng vào lúc bận rộn nhất.
Nếu có thể, hãy giảm thiểu số ứng viên tiềm năng qua sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc. Hẳn là bạn muốn thấy cách họ thể hiện bản thân càng sớm càng tốt.
Nếu họ gọi cho bạn, hãy đánh giá họ ngay từ cuộc điện thoại đó. Hãy hỏi họ về kinh nghiệm trước đây. Nếu họ hiện đang làm công việc bán hàng, tại sao họ lại muốn thay đổi? Hãy hỏi họ phần nào trong quảng cáo của bạn hấp dẫn họ nhất. Nên nhớ: Bạn đang tìm một người đủ yêu thích sản phẩm để có thể chia sẻ cảm nhận của mình với người khác. Đó là nhân tố trọng yếu trong bán hàng.
Sai lầm lớn nhất mà các chủ doanh nghiệp thường mắc phải khi phỏng vấn tuyển dụng là nói quá nhiều về công ty, mà đó là chủ đề mà bạn đã biết rất rõ. Điều bạn muốn làm là hỏi thật nhiều để các ứng viên nói, nhờ đó bạn có thể biết được liệu mình có muốn làm việc với người này không, kinh nghiệm của họ có tốt không, họ có đáng tin cậy không, và liệu họ có thể thể hiện tốt không.
Tuyển dụng, cũng như mọi khía cạnh khác trong kinh doanh, không phải là thứ bạn muốn làm mà không đầu tư suy nghĩ cũng như chuẩn bị kỹ càng. Hãy đặt những câu hỏi có thể mang lại cho bạn câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn không có câu trả lời đúng, thì đơn giản là bạn không có đúng ứng viên.

Xu hướng khuyến mãi trực tuyến

Hầu hết các DN tham gia groupon chưa có sự chuẩn bị chu đáo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng dẫn đến phục vụ kém chất lượng. Mặt khác, trang web của các DN nhỏ thường không được chuẩn bị để đáp ứng một lượng lớn khách truy cập. Engage.ly cho phép các DN xác định các chiến dịch khuyến mãi tùy theo vị trí địa lý và cụm từ khóa tìm kiếm.


Khuyến mãi trực tuyến tận dụng lượng người dùng đông đảo các mạng xã hội và biến nơi này trở thành công cụ marketing truyền miệng hiệu quả. Kéo theo sự hình thành của khuyến mãi trực tuyến là hàng loạt những công cụ tiếp thị mới mà DN Việt Nam có thể ứng dụng hoặc tham khảo.
Quảng cáo trên di động
Theo nghiên cứu của Nielsen, tại Mỹ có hơn 82 triệu người truy cập qua điện thoại di động. Đến cuối năm 2011, smartphone sẽ chiếm hơn 50% số thiết bị di động hiện có. Forrester Research dự báo thương mại trên điện thoại di động có thể đạt 31 tỷ USD vào năm 2016.
Trang tin tổng hợp và thị trường thứ cấp
Sự phát triển của các trang web mua hàng theo nhóm đã tạo ra một cơn bão email đổ bộ vào hộp thư của người tiêu dùng. Trước sự bất tiện này, các trang tin tổng hợp khuyến mãi ra đời nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý nguồn thông tin khổng lồ và có cái nhìn toàn diện hơn các hoạt động khuyến mãi đang diễn ra.
Trang Bing Deals giúp khách hàng tìm kiếm nhanh chóng các khuyến mãi đang có trong ngày tại một địa phương nào. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ có thể truy cập từ trang web dành cho ĐTDĐ: m.bing.com.
Một khảo sát của New York Times cũng cho thấy tỷ lệ bán lại các khuyến mãi và phiếu giảm giá từ chương trình mua hàng theo nhóm là khoảng 85%. Số liệu này cho thấy thị trường thứ cấp của khuyến mãi rất tiềm năng.
DealsGoRound và CityPockets là hai dịch vụ cung cấp ví điện tử cá nhân cho phép người dùng lưu trữ giao dịch hàng ngày kết hợp với việc bán lại các khuyến mãi mà họ không sử dụng. Ngoài ra, một số trang như CoupRecoup, Lifesta và Dealigee cho phép người dùng bán lại khuyến mãi đã mua.
Tìm kiếm và mua sắm trực tuyến
Google Offers được tích hợp với Google Wallet giúp khách hàng thanh toán thuận tiện và dễ dàng mua đi bán lại các khuyến mãi. Google Offers cũng cho phép các DN theo dõi diễn biến của các chương trình khuyến mãi.
Các tích hợp của Google cung cấp cho người dùng khả năng xây dựng và cá nhân hóa một “thư viện” các khuyến mãi. Các khuyến mãi này có thể được sử dụng tự động ngay tại các điểm thanh toán. Điều này sẽ làm giảm các va chạm, xích mích thường thấy giữa người dùng khuyến mãi và nhà quảng cáo.
Facebook Deals cũng hướng đến mục tiêu tương tự. Nhờ tính tương tác cao hơn và lượt truy cập thường xuyên hơn so với các trang khuyến mãi, Facebook dự định đưa 157.2 triệu người sử dụng trở thành những nhà tiếp thị siêu nhỏ. “Chia sẻ” là điểm chính của quá trình: Mỗi khuyến mãi được mua sẽ nó được ghi lại và đăng tải lên một bản đồ và các giao dịch được thiết kế để tạo điều kiện thực tế tương tác xã hội, chẳng hạn như các sự kiện nhóm.
Khuyến mãi quy mô địa phương được đánh giá là ứng dụng hay của Facebook. Bên cạnh đó, Facebook cũng tung ra dịch vụ Facebook Credit để cạnh tranh với PayPal. Ứng dụng độc đáo này cho phép người dùng trả tiền cho những kinh nghiệm hữu hình bằng tiền ảo kiếm được trên Facebook.
Phục vụ khách hàng tức thời và khách hàng trung thành
Hầu hết các DN tham gia groupon chưa có sự chuẩn bị chu đáo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng dẫn đến phục vụ kém chất lượng. Mặt khác, trang web của các DN nhỏ thường không được chuẩn bị để đáp ứng một lượng lớn khách truy cập. Engage.ly cho phép các DN xác định các chiến dịch khuyến mãi tùy theo vị trí địa lý và cụm từ khóa tìm kiếm.
Social Network Appreciation Platform (SNAP) tạo điều kiện cho khách hàng trung thành tham gia các hoạt động tiếp thị. Để giúp các nhà bán lẻ tích hợp hiệu quả hơn các chương trình xây dựng lòng trung thành trong cửa hàng với các mạng xã hội, SNAP cung cấp giải pháp cho phép người tiêu dùng hợp nhất các phần thưởng dành cho khách hàng trung thành ngoài đời thực và trên không gian ảo. Nền tảng này giúp các DN tặng thưởng cho khách hàng thông qua các hoạt động chia sẻ kỹ thuật số như check-in. 

6 bước cơ bản khi xây dựng một website để bán hàng

Hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia đồ họa và các chuyên viên thiết kế trang web. Các phần bạn cần đưa vào trong trang đầu của mình là tên công ty, tên sản phẩm, mô tả ngắn gọn sản phẩm, những thông tin mới và thông tin liên lạc. Nếu thiết kế theo cách này sẽ giúp khách hàng có thể tìm kiếm các mặt hàng họ cần một cách rõ ràng và dễ dàng. Một chú ý trong khi thiết kế trang là đừng nên quá tham lam các đường link liên kết, việc bạn để quá nhiều đường link sẽ khiến trang web của bạn trông rối mắt và thiếu tính chuyên nghiệp. Hãy nhớ: đơn giản và tinh vi là những từ miêu tả tuyệt nhất về trang web của bạn.


Mua sắm và bán hàng qua mạng (thương mại điện tử) không chỉ là cách kinh doanh hiện đại mà còn mang lại cho bạn những khoản thu nhập đáng kể. Điều đáng nói là bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy bắt đầu từ những bước cơ bản dưới đây.

 Xác định sản phẩm kinh doanh
Xây dựng thành công trang web thương mại, bạn sẽ có cơ hội thu những khoản tiền không nhỏ
Thiết lập một gian hàng kinh doanh trực tuyến không phải là việc khó khăn. Bước đầu tiên bạn hãy xác định mặt hàng bạn định kinh doanh trên mạng, sau đó là chọn trang Web. Trang web đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giống như một thỏi nam châm hút sự chú ý của khách hàng tới gian hàng của bạn. Chính vì vậy hãy chọn cho mình một trang web thân thiện với người sử dụng nghĩa là dễ nhớ, dễ vào, giao diện bắt mắt và được nhiều người biết tới.
Nghiên cứu kỹ
Sau khi đã xác định được mặt hàng và chọn trang web, bạn cần nghiên cứu tới giá trị của các mặt hàng bạn định kinh doanh. Hãy nhớ rằng mục đích của bạn là kiếm tiền, chính vì vậy hãy chọn các sản phẩm và định giá nó sao cho phù hợp nhất có thể. Nghiên cứu cách thiết kế, bố trí các hình ảnh sản phẩm trên gian hàng và hướng dẫn giao dịch cho khách hàng.
Mua một tên miền
Sau khi nghiên cứu kỹ các bước trên, bạn nên đăng kí một tên miền. Thay vì chọn một tên miền phức tạp hãy chọn một tên miền thật dễ nhớ, ngắn gọn, súc tích và có liên quan đến các sản phẩm bạn định kinh doanh. Chủ đề của trang web nên tương thích với các từ khóa, bạn cũng nên liên kết với máy chủ của web để thống nhất về không gian web, cơ sở dữ liệu, giá cả..trước khi đầu tư.
Xây dựng trang web
Xây dựng trang là bước quan trọng nhất để thiết lập một trang web thương mại điện tử. Số lượng trang, những nội dung quan trọng nên được “in đậm” trong tài khoản của bạn. Một lời mời chào ấn tượng để giới thiệu sản phẩm sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng đấy! Cài đặt các liên kết để khách hàng có thể chuyển đổi từ trang này sang trang khác một cách dễ dàng.
Thiết kế trang web
Hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia đồ họa và các chuyên viên thiết kế trang web. Các phần bạn cần đưa vào trong trang đầu của mình là tên công ty, tên sản phẩm, mô tả ngắn gọn sản phẩm, những thông tin mới và thông tin liên lạc. Nếu thiết kế theo cách này sẽ giúp khách hàng có thể tìm kiếm các mặt hàng họ cần một cách rõ ràng và dễ dàng. Một chú ý trong khi thiết kế trang là đừng nên quá tham lam các đường link liên kết, việc bạn để quá nhiều đường link sẽ khiến trang web của bạn trông rối mắt và thiếu tính chuyên nghiệp. Hãy nhớ: đơn giản và tinh vi là những từ miêu tả tuyệt nhất về trang web của bạn.
Phương thức thanh toán
Khách hàng sẽ tự chọn cho họ những cách thanh toán riêng, có thể là bằng tiền mặt, bằng thẻ tín dụng hoặc qua chuyển khoản. Với bạn hãy tạo một tài khoản ở ngân hàng để làm phương thức thanh toán cho riêng mình (trong trường hợp khách hàng của bạn ở xa nơi bạn sinh sống, họ có thể chuyển tiền vào thẻ cho bạn trước khi nhận hàng), đăng thông tin về mã số thẻ và hướng dẫn khách hàng của bạn về phương thức thanh toán.

Sức mạnh của ngành marketing trực tuyến

Và, “Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên MXH nên xác định đích ngắm là người dùng thành thị và những người có thói quen sử dụng MXH”, ông Hà Tuấn, Gíam đốc Công ty Vinalink chỉ dẫn.


Sự phát triển của internet đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Song song với các phương tiện truyền thống như tivi, báo chí, hình thức marketing trực tuyến (trong đó có mạng xã hội) đã mang lại hiệu quả cao. Thế nhưng, doanh nghiệp (DN) phải biết cách thì mới đạt được hiệu quả lâu dài.
Tiềm năng lớn
Số liệu điều tra của Yahoo! tại Việt Nam trong năm 2010 cho kết quả: 71% người truy cập internet tại nhà, 46% tại quán cà phê, 16% thông qua điện thoại, 15% từ bạn bè, 25% nơi công sở và 11% từ trường học.
Thống kê của ComSore năm 2010 cũng cho thấy, số người dùng phương tiện truyền thông hiện đại này đang không ngừng tăng lên.
Có đến hơn 30 triệu người sử dụng internet, trong đó 8,5% thời gian người Việt Nam vào internet để đọc tin tức và 91% để tìm kiếm thông tin.
Không chỉ vậy, có 35% số người dùng internet ở Việt Nam từng tham khảo thông tin trên các diễn đàn và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè chỉ dẫn, fanpage, quảng cáo trên các mạng xã hội (MXH) trước khi mua hàng hay dịch vụ.
Đây chính là môi trường lý tưởng và quan trọng để các DN phát triển thương hiệu trực tuyến, trong đó không thể thiếu marketing trực tuyến.
Kênh tiếp thị này đang phát triển nhanh chóng, nhưng các DN nhỏ bước vào thị trường nhanh và năng động hơn nhiều so với DN lớn.
Tuy nhiên, chính sự nhanh nhạy của các DN nhỏ đã thúc đẩy ngày càng nhiều DN lớn tham gia lĩnh vực này.
Theo các chuyên gia, trong các hình thức tiếp thị trực tuyến, tiếp thị qua MXH đang phát triển mạnh mẽ. Khảo sát của Công ty Truyền thông Vinalink gần đây cho thấy, hơn một nửa số người dùng internet ở Việt Nam đang sử dụng ít nhất một MXH.
Trên thế giới, hầu hết các thương hiệu lớn đều sử dụng MXH làm công cụ marketing và họ đã sử dụng từ lâu.
Trong một buổi hội thảo về vấn đề marketing qua MXH diễn ra vào đầu tháng này tại Việt Nam, ông Marc Divine, Phó giáo sư Trường IAE Paris, đã cho biết một kết quả thú vị: Trong 200 công ty quốc tế như IBM, L’Oréal, Unilever... mà ông khảo sát, có đến 54% sử dụng MXH làm công cụ marketing từ rất lâu.
Các giám đốc marketing sử dụng MXH để quảng bá thương hiệu, tạo hiệu ứng lan truyền, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thu thập phản hồi của khách hàng, tạo nên sự gắn kết với đội ngũ nhân viên hiện thời và thu hút nhân viên tiềm năng.
Nghiên cứu của Regus, nhà cung cấp các giải pháp không gian làm việc hàng đầu thế giới, vào cuối năm ngoái cũng cho thấy, việc dùng MXH đang mang lại những thành công lớn.
Có đến 62% DN thành công trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua MXH và 77% DN tin rằng tính hữu dụng chính của MXH là khả năng kiểm soát và kết nối với các nhóm khách hàng.
Nhưng phải biết cách
Marketing trực tuyến là phương pháp tiếp thị đặc thù và cần thiết trong môi trường marketing mới. Tuy nhiên, các DN trong nước chưa tận dụng được tối đa các kênh truyền thông này.
Chính vì vậy mà vấn đề tiếp thị trực tuyến vẫn chưa được các DN quan tâm đúng mức. Khảo sát của Công ty Nhất Duy, chuyên xây dựng thương hiệu trực tuyến, cho thấy, có đến 82% website DN không được cập nhật thông tin thường xuyên, 73% DN chưa đầu tư đúng mức vào xây dựng và phát triển thương hiệu trực tuyến, 85% DN chưa có bộ phận marketing trực tuyến chuyên nghiệp.
Ông Phạm Năng Khoa, Giám đốc sáng lập Công ty Nhất Duy, cho rằng: “Mặc dù tiếp thị trực tuyến đang ngày càng được nhiều DN quan tâm, nhưng phần lớn những hoạt động này đều được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, chủ yếu để quảng bá một chương trình, kế hoạch của DN chứ chưa có chiến lược bài bản, chuyên nghiệp”.
Ông Nguyễn Hà Đức Minh, Tổng giám đốc Công ty AKA Digital, chia sẻ tại buổi sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ Marketing Manager, nếu đã chọn truyền thông trực tuyến thì DN phải xác định được phân khúc sản phẩm nhắm đến đối tượng nào để có thể đưa ra chiến lược marketing phù hợp, thu hút được khách hàng và đưa khách hàng quay trở lại.
Cùng nhận định này, ông Chris Trần, Giám đốc Truyền thông số Công ty New Media Edge, khuyên: “Để hoạt động marketing trực tuyến mang lại hiệu quả thực sự, DN cần đưa ra các tiêu chí đánh giá chính xác mục tiêu marketing và khi đã xác định được mục tiêu rồi thì sẽ biết mình nên đo lường như thế nào. Mỗi ngành hàng có cách chọn kênh marketing trực tuyến riêng.
Chẳng hạn như ngành hàng tiêu dùng nhanh có ngân sách marketing lớn nhưng khách hàng lại không có nhu cầu mua hàng qua mạng, vì vậy nên nhắm đến mục tiêu quảng bá thương hiệu, tạo ra độ nhận biết thương hiệu. Mà hình thức quảng bá này nên lấy tiêu chí tiếp cận và tiếp cận bao nhiêu lần để làm thước đo hiệu quả.
Ngoài việc chọn kênh tùy theo yêu cầu của từng ngành hàng, chiến dịch cụ thể, các DN cũng phải biết chọn mạng trực tuyến phù hợp để thực hiện. Đồng thời cũng nên chọn vị trí nào cho “đắc địa” và ít DN quảng bá”.
Riêng đối với MXH, lời khuyên của các chuyên gia marketing là các DN nên truyền tải những thông điệp khác nhau trên các phương tiện khác nhau. Qua các MXH, DN nên giảm bớt các dạng tuyên bố chính thức mà hướng sâu hơn vào các thông điệp mang tính cá nhân để tạo sự kết nối với khách hàng.
Và, “Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên MXH nên xác định đích ngắm là người dùng thành thị và những người có thói quen sử dụng MXH”, ông Hà Tuấn, Gíam đốc Công ty Vinalink chỉ dẫn.
Tiềm năng phát triển marketing trực tuyến rất lớn và ai cũng thấy, thế nhưng, đây là một thị trường mở cộng với sự cạnh tranh từ các DN nước ngoài, nên các DN Việt Nam phải có sự đầu tư nghiêm túc, lâu dài mới có thể thành công. 

Bí quyết để gây dựng thương hiệu cá nhân


Trong những trường hợp đặc biệt, khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, bạn hãy suy xét thật kỹ trước khi nhận lời đảm nhiệm. Việc bạn dám chịu trách nhiệm với một công việc phức tạp tất nhiên có tác dụng gây ấn tượng rất tốt, song sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu bạn nhận mà không thể hoàn thành công việc. Có thể đúc rút vấn đề này trong một câu ngắn gọn, “hãy cân nhắc kỹ trước khi nhận lời nhưng khi đã nhận lời, hãy kiên quyết thực hiện thật tốt những gì bạn đã hứa”. 

Gây dựng thương hiệu cá nhân chính là cách bạn khẳng định mình, tự biết tách mình ra khỏi đám đông một cách ấn tượng và đầy ý thức.
Nếu bạn thích sự an toàn, ổn định với vị trí công việc trong mười năm nữa vẫn không có gì đổi khác so với thời điểm hiện tại, có lẽ, bài viết này không dành cho bạn.Gây dựng thương hiệu cá nhân chính là cách bạn khẳng định mình, tự biết tách mình ra khỏi đám đông một cách ấn tượng và đầy ý thức. Những nguyên tắc được nêu sau đây chỉ là sự liệt kê, do đó, bạn không nên phân biệt chúng về mức độ quan trọng theo vị trí xuất hiện.
1. Giữ kín quan điểm cá nhân 
Gây dựng thương hiệu cá nhân chính là cách bạn khẳng định mình, tự biết tách mình ra khỏi đám đông một cách ấn tượng và đầy ý thức.
Không gì thú vị hơn những khoảng thời gian bạn có thể “tám” một cách vô tội vạ về những nhược điểm của đồng nghiệp, thậm chí của cả các sếp của bạn. Đây là cái bẫy khá “ngọt ngào” không phải ai cũng dễ dàng cưỡng lại. 
Hãy cẩn thận! Việc bạn vội vàng đưa ra một quan điểm nhận xét hay đánh giá về năng lực hoặc phẩm chất của một đồng nghiệp nào đó, dù người này có thể không cùng bộ phận với bạn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Chúng là những lời “có cánh” và sẽ “bay” rất nhanh tới tai “nạn nhân” của bạn. 
Rõ ràng, sẽ chẳng hay ho gì khi ai đó biết rằng bạn đã nói những điều không hay về họ. Bạn đừng tưởng, mọi chuyện sẽ chỉ là “lời nói gió bay”, nó sẽ đóng đinh trong đầu họ và trở lại vào lúc cần thiết, đặc biệt những khi họ có cơ hội chia sẻ quan điểm của mình về bạn trong thời khắc mang tính quyết định. 
Hãy giữ kín những quan điểm của bạn trong việc đánh giá người khác cho riêng mình. Trên thực tế, điều này không chỉ giúp bạn “an toàn” hơn, mà còn giúp bạn bình tĩnh hơn trong việc quan sát và nhận ra bản chất thực của những đồng nghiệp xung quanh. 
2. Trang phục nói lên bạn là ai
Tất nhiên, với những người mới đi làm, thu nhập và tích lũy chưa có là bao, việc ăn vận với những trang phục đắt tiền hàng hiệu là điều không thể. Bạn không nhất thiết phải làm như vậy. 
Tuy nhiên, trong khả năng có thể, bạn dứt khoát phải tạo được gu ăn mặc có phong cách của riêng mình. Trang phục công sở muốn đẹp trước hết phải vừa vặn, không quá rộng hay quá chật, không lòe loẹt, diêm dúa hay quá xuề xòa, đơn điệu. 
Người ta vẫn thường mách nhau một mẹo nhỏ như thế này, nếu bạn đang nhắm tới một vị trí quản lý nào đó trong công ty, hãy tập cách ăn vận mà người đang ở vị trí đó vẫn thường áp dụng. Tuy nhiên, dù thế nào, bạn vẫn phải là bạn nên hãy học hỏi một cách thông minh và sáng tạo bạn nhé. 
3. Biết bộc lộ tình cảm riêng tư đúng cách  
Bạn có thể đã có gia đình hoặc đang trong giai đoạn tìm hiểu khi sống trong môi trường công sở. Dù thế nào, bạn cũng cần biết những ứng xử cần thiết sao cho phù hợp với đúng hoàn cảnh của mình. 
Nếu bạn chưa có gia đình, hãy đừng bao giờ chia sẻ quá nhiều về những mối tình cũng như đối tác đang tìm hiểu với các đồng nghiệp. Chẳng mấy ai thiện cảm với những người liên tiếp nói yêu rồi lại chia tay, cho dù, lý do chia tay của bạn có thể là vô cùng chính đáng. 
Và nữa, ngay cả trong những cuộc hội họp mang tính vui vẻ, xả stress, bạn cũng đừng nông nổi kéo theo một “cái đuôi”. Càng những dịp có vẻ như thoải mái đó lại càng là cơ hội để đồng nghiệp cũng như cấp trên đánh giá về con người bạn. 
Tuy nhiên, nếu bạn đã có gia đình, việc công khai thông tin về người bạn đời là điều cực kỳ quan trọng. Đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn là người đàng hoàng và có trách nhiệm với tổ ấm gia đình mình. 
4. Đừng coi thường những chi tiết nhỏ 
Có thể với nhiều người, việc chào hỏi một nhân viên bảo vệ hay một người tạp vụ, lao công không phải điều gì đáng chú ý. Nhưng bạn có tin không, rất nhiều vị trí quan trọng trong công ty đã được quyết định khi những người có tiếng nói quan trọng tham khảo ý kiến của những nhân viên tưởng như bình thường đó. 
Hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử với tất cả những người bạn giáp mặt hay làm việc cùng tại công ty. Thương hiệu cá nhân của bạn không chỉ được gây dựng trong một ngày, nó là sản phẩm có được sau một chuỗi những năm tháng bạn nỗ lực vun đắp thông qua những ứng xử với đồng nghiệp và những người khác tại công sở. 
5. Biết sếp muốn gì 
Ngay cả khi bạn không phải típ người nịnh bợ thì việc hiểu rõ sếp muốn gì cũng là điều rất quan trọng trong công cuộc gây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân. Ở đây, trước hết, bạn phải quan tâm tới những gì mà sếp trực tiếp của bạn đang hướng tới. 
Đôi khi, bạn phải biết chấp nhận thiệt thòi khi những việc bạn mất công mất sức làm nhưng người hưởng thành quả có thể lại là sếp chứ không phải bạn. Thoạt nghe thì có vẻ hơi bất công nhưng đó lại là thực tiễn và bạn phải chấp nhận đó nếu muốn gặt hái được thành quả lớn hơn. 
Hãy cố gắng tìm hiểu những gì sếp của bạn đang cần, cả trong phương diện đời sống lẫn trong phương diện chuyên môn. Nhớ là đừng vội đốt cháy giai đoạn trong vấn đề này. Việc bạn “vượt mặt” cấp trên trực tiếp để lấy lòng sếp lớn hơn sẽ chỉ khiến bạn trở nên không đáng tin và lộ rõ là một kẻ cơ hội và hãnh tiến mà thôi. 
6. Giữ lời hứa và dám chịu trách nhiệm 
Trong thời đại tinh thần làm việc nhóm rất được đề cao như ngày nay, rõ ràng, chẳng ai muốn làm việc với những kẻ chỉ biết tán dóc, hứa suông và không bao giờ hoàn thành trách nhiệm đúng như giao hẹn. Nếu muốn tạo dựng được thương hiệu cá nhân, nhất thiết bạn phải giữ chữ tín trong mọi việc. 
Trong những trường hợp đặc biệt, khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, bạn hãy suy xét thật kỹ trước khi nhận lời đảm nhiệm. Việc bạn dám chịu trách nhiệm với một công việc phức tạp tất nhiên có tác dụng gây ấn tượng rất tốt, song sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu bạn nhận mà không thể hoàn thành công việc. Có thể đúc rút vấn đề này trong một câu ngắn gọn, “hãy cân nhắc kỹ trước khi nhận lời nhưng khi đã nhận lời, hãy kiên quyết thực hiện thật tốt những gì bạn đã hứa”. 
7. Vững vàng về chuyên môn 
Dù bạn có thành thục tất cả những chiêu thức ứng xử như đã nói nhưng về mặt chuyên môn, bạn lại không thể khiến những đồng nghiệp quanh mình nể phục thì quả thực, rất khó để bạn có thể tạo dựng một thương hiệu cá nhân cho mình. Hãy khẳng định với mọi người xung quanh rằng bạn là người có chuyên môn vững vàng bằng cách đảm nhiệm công việc một cách cẩn trọng, ít sai sót nhất có thể.